Tăng lương sẽ giúp cải thiện đáng kể cuộc sống, có thêm tiền để chi tiêu, tiền xăng xe, tiền điện, tiền con học hành … tăng lương giúp cuộc sống dễ thở hơn. Khi đó, người lao động sẽ tập trung toàn tâm, toàn ý cho công việc, ân tâm công tác giảm bớt gánh nặng cơm áo, gạo tiền trong cuộc sống. Với người mới đi làm, thu nhập thấp tăng lương là niềm vui rất lớn.
Đối với công chức, viên chức được điều chỉnh lương, dẫu không nhiều nhưng cũng giúp họ cải thiện phần nào cuộc sống. Bên cạnh niềm vui lương tăng, còn nhiều cán bộ công chức, viên chức có nỗi lo giá cả các mặt hàng tăng theo.
Tăng lương là nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Từ năm 2003 đến nay nước ta đã 11 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 519%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ là 208,58%).
Ngày 15/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo Nghị định, từ ngày 1/7/2018, tiền lương cơ sở tăng lên 90.000 đồng/tháng, mức cũ là 1.300.000 đồng/tháng lên mức lương cơ sở mới là 1.390.000 đồng/tháng.
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 72/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008;
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008;
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010;
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:
a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các Khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét Điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2017 chuyển sang (nếu có) để bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do Điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2018.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các Khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các Khoản có tính chất lương và các Khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao.
b) Sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao.
c) Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
d) Sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu Điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng, từ các nguồn:
- Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các Khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các Khoản có tính chất lương và các Khoản chi cho con người theo chế độ) theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017; kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Một Phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
- 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao.
đ) Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 6. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này.
b) Thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định này đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu đối với những địa phương nghèo, ngân sách khó khăn sau khi đã thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT,KTTH(2). XH | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
Như vậy, trong Nghị định có 6 điều, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, Nghị định này thay thế Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017. Đước áp dụng cho 9 đối tượng từ cán bộ, công chức, viên chức đến người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Cám ơn bạn đã đọc!
0 nhận xét: