Khi bị bệnh về đường hô hấp thì lớp nhầy trên đường hô hấp bị thay đổi tính chất, trở nên bám dính, đặc quánh nó được gọi là đờm. Tính chất này gây cho người bệnh khó tống đòm ra khỏi đường hô hấp.
Thuốc làm loãng đờm là những thuốc làm tăng sự tiết dịch (chủ yếu là nước) trên bề mặt đường hô hấp. Sự tăng tiết này làm đờm có thêm nước hòa tan nên sẽ làm tăng khối lượng đờm, tăng thể tích đờm, đờm trở nên lỏng ra trông thấy.
Với tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết. Thuốc Carbocisteine có tác dụng hổ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mãn, khí phế thũng và giãn phế quản.
Thông tin cơ bản về Carbocisteine
Nhóm Dược lý: Tác dụng trên đường hô hấp .
Tên biệt dược: Carbocisteine, Rocamux, Babythiol 2%, Bicanthiol 375mg, Flemex….
Tên gốc: Carbocisteine .
Dạng bào chế: Si rô, gói, viên nang , …
Thành phần: Carbocisteine 200mg.
Tá dược kem theo tùy theo dạng bào chế: Beta cyclodextrin, Manitol, Natri bicarbonat, Dinatri hydrophosphat khan, Bột mùi, Asparrtam, nước tinh khiết.
Một số hãng thuốc có bổ sung: Salbutamol sulphat.
Dược động học:
Là thuốc có tác dụng làm loãng đàm, tiêu nhầy bằng cách cắt nối Dissulfures chuồi liên kết Peptide của mucin, giảm độ quánh của đàm ở phổi.
Dược lực: Thuốc được hấp thu tại đường tiêu hóa sau khi uống khoảng 2 giờ nồng độ thuốc đạt tối đa. Khoảng 10 % thuốc được chuyển quá qua gan và chịu ảnh hưởng của gan, còn lại sẻ chuyển hóa qua thận. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ.
Tác dụng:
Carbocisteine có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết.
Tính chất này làm giảm độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi độ đặc của đàm và giúp khạc đàm dễ dàng.
Chỉ định:
Rối loạn cấp hay mãn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc, dai dẳng như: viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mãn, khí phế thũng và giãn phế quản.
Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Loét dạ dày.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng lúc dùng:
Trường hợp ho có nhiều đàm cần phải được tôn trọng vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi - phế quản.
Phối hợp thuốc tan đàm với thuốc ho hoặc các thuốc làm khô đàm (tác dụng atropinic) là không hợp lý.
Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, cần lưu ý lượng đường có trong thành phần của dạng xirô:
- 1 muỗng lường xirô 5% có chứa 6g saccharose.
- 1 muỗng café xirô 2% có chứa 3,5g saccharose.
Dùng thận trọng ở người bị loét dạ dày - tá tràng.
Do trong thành phần của dạng xirô có alcool nên phải lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc.
Có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai: chưa có tài liệu chứng minh tính an toàn cho phụ nữ mang thai. Chỉ dùng trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: chưa có tài liệu chứng minh thuốc qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ bú mẹ. Tốt nhất không nên dủng thuốc khi đang cho con bú.
Tương tác thuốc:
Chưa có ghi nhận về các thuốc có tương tác. Tuy nhiên cần thông báo cho Bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn thuốc đang dùng.
Tác dụng phụ:
Phát ban, ngứa, sưng (đặt biệt ở mặt lưỡi, cổ họng), chóng mặt, khó thở.
Buồn nôn, nôn, khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa.
Liều lượng và cách dùng: Dùng đường uống.
Thời gian điều trị ngắn và không quá 5 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: mỗi lần uống 2 viên hoặc 1 muỗng lường xirô 5%, ngày 3 lần, nên uống thuốc xa bữa ăn.
Nhũ nhi và trẻ em dưới 15 tuổi: dùng dạng xirô 2%, liều 20-30mg/kg/ngày, chia làm 2-3 lần, uống xa bữa ăn.
- Từ 2 đến 5 tuổi: 1-2 muỗng café/ngày.
- Trên 5 tuổi: 3 muỗng café/ngày.
Dạng gói:
- Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: 1 - 2 gói/ngày.
- Trên 5 tuổi: 1 gói/lần, 3 lần/ngày.
Quá liều:
Dùng quá liều Carbocistein gây đau bụng.
Salbutamol: tùy theo tình trạng sử dụng quá liều, các triệu chứng ngộ độc cần lưu ý như khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, run rẩy, đánh trống ngực, hạ kali máu. Nên ngừng sử dụng thuốc và điều trị triệu chứng.
Bảo quản:
Để xa tầm tay trẻ em.
Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.
Tóm lại: với thông tin thuốc mình hy vọng có thể giúp ích các bạn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết.
0 nhận xét: